Bài viết này nhằm giải thích cho bạn ý nghĩa thực sự của logo nhận diện thương hiệu và cách để bạn có được một logo nhận diện thương hiệu ý nghĩa. Thay vì đi vào những tính chất lý thuyết chúng ta sẽ tìm hiểu về logo nhận diện thương hiệu từ các bài học thực tế.
Điều đầu tiên, khi chúng ta liên tưởng đến Vietcombank, Techcombank hay VinFast, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu của chúng ta có thể là logo, một bộ trang phục, hoặc một quầy lễ tân với màu sắc đặc trưng hoặc 1 hình ảnh đặc trưng nào đó. Dù hình ảnh đó là gì, bạn cũng đang liên tưởng về một phần của bộ nhận diện thương hiệu.
1. Logo nhận diện thương hiệu là gì?
Logo nhận diện thương hiệu là một thứ thuộc về giá trị tinh thần, nó rất khó để định giá. Một thiết kế nhận diện thương hiệu có thể rất có giá trị đối với người này, nhưng lại vô nghĩa đối với người kia. Thiết kế logo tốt là thiết kế truyền tải được những giá trị tinh thần mà người chủ của nó muốn gửi gắm.

2. Vì sao chúng ta cần logo nhận diện thương hiệu?
Khoan bàn đến logo. Tôi muốn nhắc bạn 1 sự thật. Chúng ta, ai cũng cần 1 cái tên, để phân biệt người này với người kia. Chẳng hạn, khi nhắc đến tên Hà, hình ảnh tôi nghĩ đến đầu tiên là một người phụ nữ mạnh mẽ, và vô cùng quyết đoán (đó là tên của vợ tôi). Khi nhắc đến Hưng Đạo Đại Vương, Trần Quốc Tuấn, tôi nghĩ đến 1 vị thánh nhân với trí tuệ và nhân cách sáng ngời mà người đời khó ai bì kịp…
Các địa danh cũng cần nó 1 cái tên. Khi nhắc đến Phan Xi Păng, tôi liên tưởng ngay đến mái nhà của Đông Dương, và tự hào tôi đã từng được chinh phục đỉnh núi này. Khi nhắc đến Vịnh Hạ Long, tôi liên tưởng đến 1 vùng biển lặng sóng, yên bình, vẻ đẹp của nó khác hoàn toàn với Biển Cửa Lò, hay bất kỳ vùng biển nào khác.
Công ty là một thực thể, nó cũng có linh hồn. Bạn mong muốn khách hàng của bạn, nhân viên của bạn nhớ tới điều gì khi họ nhắc đến công ty của bạn? Điều này có liên quan phần nào đến tên thương hiệu, logo thương hiệu của bạn, tuy nhiên nó thực ra mới chỉ là bề ngoài. Quan trọng nhất là trải nghiệm mà bạn tạo ra cho khách hàng và thông điệp mà bạn truyền tải đến khách hàng. Logo nhận diện tốt sẽ góp phần tạo ra một trải nghiệm khách hàng tốt và một thông điệp tốt. Từ đó giúp khách hàng có những ấn tượng tốt với thương hiệu của bạn.

3. Khi nào bạn cần có logo nhận diện thương hiệu?
Nếu bạn trả lời được 1 trong 3 câu hỏi sau:
- Bạn có ý thức được tầm quan trọng của logo nhận diện thương hiệu?
- Bạn đã tìm ra ý nghĩa, giá trị mà bạn muốn mang đến cho khách hàng, cộng đồng hay nhân viên của mình?
- Bạn đã xác định được lý do tồn tại của bạn/ hoặc công ty của bạn?
Chúc mừng bạn, đã đến lúc bạn cần phải có logo nhận diện thương hiệu.
Nếu bạn nghĩ logo nhận diện là đắt, chưa/hoặc không cần thiết, có điều gì đó khiến bạn băn khoăn. Hoặc đơn giản là bạn muốn có 1 hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, thì lời khuyên chân thành của tôi dành cho bạn là bạn chưa nên bỏ tiền thiết kế logo nhận diện thương hiệu, vì điều đó sẽ thật lãng phí.

4. Cách triển khai logo nhận diện thương hiệu như thế nào?
Nếu bạn là một người có chuyên môn về thiết kế và đã trả lời được 1 trong 3 câu hỏi ở phần trên rồi, thì bước này hoàn toàn không khó khăn với bạn. Bạn chỉ cần truyền tải ý tưởng của mình thành tác phẩm, có lẽ sẽ mất một vài tuần, nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được.
Nếu bạn không phải là một người thiết kế (đa số chúng ta không phải là người thiết kế), bạn hãy tìm một vài người thiết kế và kể cho họ về thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng, hay ý nghĩa mà bạn muốn trao gửi vào logo nhận diện thương hiệu của mình. Bạn cần trao đổi ý tưởng với một vài người thiết kế và chọn ra người thiết kế có phong cách hoặc cá tính phù hợp với phong cách/cá tính của thương hiệu mà bạn đã chọn.
Chẳng hạn, nếu bạn chú trọng sự tối giản, bạn nên chọn một người thiết kế có phong cách tối giản. Nếu bạn muốn có sự phá cách, hãy chọn những người thiết kế cá tính… Hãy giúp cho người thiết kế hiểu rõ câu chuyện và ý tưởng của bạn.

5. Các tiêu chí quan trọng quyết định một logo nhận diện thương hiệu:
5.1 Kể câu chuyện thương hiệu:
Câu chuyện thương hiệu là phần quan trọng nhất của một thương hiệu. Nó là nguyên liệu để tạo lên mọi logo nhận diện thương hiệu. Logo không có câu chuyện giống như người sống mà không có linh hồn, như vậy chẳng khác nào robot. Hãy nhớ chuẩn bị thật kỹ lưỡng phần này. Câu chuyện thương hiệu có thể xoay quanh triết lý kinh doanh của bạn, ý nghĩa hay thông điệp mà bạn muốn truyền tải, lý do tồn tại của doanh nghiệp của bạn.
Để dễ hình dung, tôi sẽ lấy ví dụ câu chuyện của Kim Quy:
Trong một buổi dắt con gái nhỏ 4 tuổi của tôi đi dạo quanh Hồ Gươm, tôi đã kể cho con nghe câu chuyện về sự tích Hồ Gươm, về chuyện thần Kim Quy đã cho vua Lê Lợi mượn thanh Kiếm Thuận Thiên để đánh thắng giặc nhà Minh xâm lược. Ngược dòng thời gian, trong truyền thuyết, thần Kim Quy từng ban cho vua An Dương Vương chiếc móng để làm lẫy nỏ thần, giúp quân ta đánh tan quân Triệu Đà.
Hình ảnh thần Kim Quy luôn gần gũi với văn hóa của người Việt, thần Kim Quy tượng trưng cho sự giúp đỡ, cho hi vọng, niềm tin. Trùng hợp thay, điều đó trùng hợp với thông điệp mà chúng tôi muốn truyền tải đến với khách hàng của mình: “Giúp khách hàng kinh doanh hiệu quả” là tôn chỉ của chúng tôi. Từ đó, cái tên công ty Kim Quy ra đời. Và xa hơn nữa, chúng tôi “liên tục đổi mới sáng tạo để đem đến một cuộc sống có ý nghĩa hơn”, đó là triết lý sống của người Kim Quy.

Bạn hãy viết cho mình một câu chuyện thương hiệu.
5.2 Đặt tên thương hiệu:
Tên thương hiệu thuộc về phần chữ, nó bao gồm cả kiểu chữ, kiểu chữ cách điệu, tên font chữ, màu chữ và vị trí của phần tên thương hiệu thong một tổng thể chung logo, để tạo ra một bố cục hài hòa.

Hãy đặt cho thương hiệu của bạn một cái tên ý nghĩa.
5.3 Chọn hình ảnh biểu tượng cho thương hiệu:

Hình ảnh logo của Vin với một ngọn lửa cháy mãnh liệt được thắp sáng bởi 5 ngôi sao vàng như trong hình ảnh của lá cờ Tổ quốc.
Hãy chọn hình ảnh thương hiệu có tính liên tưởng cao.
5.4 Chọn màu sắc thương hiệu:
Đối với 1 số các nhóm hàng sẽ có những mã màu sắc thương hiệu an toàn khác nhau. Các ngân hàng thường chọn màu xanh lá (VietCombank, VPBank) hoặc màu xanh dương (BIDV, Đông Á, Eximbank), một số ngân hàng sử dụng màu đỏ trong thiết kế (Techcombank, Vietinbank).
Nhóm hàng TMĐT lại khá hay chọn logo có màu cam: Amazon, Shopee, Lazada, Alibaba…
Hãy chọn màu sắc nhận diện thương hiệu phù hợp với thông điệp kinh doanh, hoặc ngành nghề của bạn.
5.5 Chọn kiểu chữ thương hiệu:
Kiểu chữ thương hiệu cũng rất quan trọng với logo thương hiệu, tùy theo thông điệp mà bạn muốn truyền tải, bạn có thể sử dụng kiểu chữ phá cách hay đơn giản, nét mảnh hay nét dày, cổ điển hay hiện đại…
6. Một số lưu ý khác:
6.1 Cấu trúc kỹ thuật:

Cấu trúc kỹ thuật (hay ô lưới) cho phép bạn có thể phục chế logo của mình chỉ cần sử dụng những dụng cụ cơ bản như thước kẻ, compa.
6.2 Xác định khoảng cách an toàn:

6.3 Sử dụng slogan để làm rõ thêm thông điệp:
Slogan có thể không bắt buộc, nhưng bạn có sử dụng Slogan để làm rõ thêm ý nghĩa của thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng của bạn. Ví dụ: Viettel – “Theo cách của bạn”.

6.4 Các trường hợp sử dụng logo sai:

7. Một số logo nhận diện thương hiệu và bộ nhận diện thương hiệu
Ví dụ về Logo nhận diện thương hiệu:


























































