Giữ chân nhân viên là một việc rất quan trọng đối với các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp. Dù bạn có giỏi đến đâu, bạn cũng không thể một mình bao quát công hết mọi ngóc ngách trong doanh nghiệp của bạn. Bạn cần có những người cộng sự giỏi để cùng gánh vác và phát triển công việc kinh doanh. Nhưng thực tế, nhân viên thường bỏ bạn ra đi sau một thời gian gắn bó.
Hậu quả là bạn phải làm mọi thứ một mình, bạn phải mất rất nhiều thời gian để tìm nhân viên thay thế. Sau mỗi lần nhân viên rời bạn ra đi, bạn cảm thấy stress, căng thẳng. Hoặc bạn tự cảm thấy nghi ngờ khả năng của mình, cảm thấy suy sụp. Vậy đâu là lý do của việc nhân viên rời xa bạn, và làm như thế nào để có thể giữ chân được nhân viên? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Trước khi tìm hiểu lý do nhân viên rời xa bạn. Tôi muốn nói với bạn một sự thật, “dù bạn có cố gắng giữ chân nhân viên đến đâu, không có gì đảm bảo nhân viên sẽ gắn bó với bạn mãi mãi”. Việc nhân viên sẽ rời xa bạn vào một ngày nào đó là chuyện hết sức bình thường, bạn phải học các chấp nhận và vượt qua. Điều duy nhất bạn có thể làm là giúp cho họ có thu nhập và có tương lai để phát triển.

Giống như chiếc xe bus, bạn là người tài xế đưa doanh nghiệp từ điểm A đến điểm B. Nhân viên của bạn là những hành khách lên xe, nhân viên đi cùng với bạn trên một quãng đường và xuống ở chặng nghỉ chân phù hợp.
Nguyên nhân nhân viên rời xa bạn:
Có rất nhiều nguyên nhân để một nhân viên rời xa bạn, chẳng hạn như:
- Không chịu được mùi hôi của một bãi rác tạm thời bốc ra gần đó nên xin nghỉ
- Cảm thấy không phù hợp nên xin nghỉ
- Có một người họ hàng bảo về làm cho bác nên xin nghỉ
- Công việc vất vả mà lương thấp nên xin nghỉ
- Việc chẳng có, suốt ngày ngồi chơi nên xin nghỉ
- Sếp hay cau có, mắng chửi nên xin nghỉ
- Làm vài năm mà không thấy được thăng tiến, không được tăng lương nên xin nghỉ…
Đâu là lý do thật sự? Câu trả lời là, hầu hết nhân viên nghỉ việc đều xuất phát từ 2 nguyên nhân:
- Thu nhập không được như kỳ vọng
- Không có cơ hội phát triển
Để giải quyết được 2 vấn đề trên phụ thuộc nhiều vào năng lực của người chủ doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp của chúng ta kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chúng ta còn phải lo lắng nhiều thứ từ bán hàng, vận hành, công nợ, thu chi thì làm sao có đủ thời gian để xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên, làm sao có đủ tiền để trả lương cao cho nhân viên.
Giải pháp giữ chân nhân viên:
Thực tế giải pháp giữ chân nhân viên tốt nhất là bạn phải phát triển tốt công việc kinh doanh của bạn, bởi nếu không bạn không thể có tiền trả lương tốt cho nhân viên, cũng không có ngân sách để xây dựng lộ trình thăng tiến.
Tuy nhiên chúng ta không thể đợi công ty phát triển tốt rồi mới lo giữ nhân viên mà phải làm ngay từ bây giờ thông quan một số các hành động cụ thể.
- Giúp nhân viên xác định mục tiêu: Chẳng hạn mục tiêu thu nhập, mục tiêu thăng tiến, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu 3-5 năm. Gắn liền mục tiêu đó với mục tiêu của doanh nghiệp.
- Giúp nhân viên hiểu rõ tình hình hiện tại: Năng lực của nhân viên, kỹ năng, những điểm mạnh, điểm yếu, thu nhập hiện tại. Gắn liền thực tại đó với thực tại của doanh nghiệp.
- Chỉ ra con đường giúp nhân viên đạt được mục tiêu: Đâu là những kỹ năng nhân viên cần bổ sung để đạt được mục tiêu.
- Liên tục kiểm tra đo lường, khuyến khích khi nhân viên tiến bộ.
- Có những nhắc nhờ và điều chỉnh nếu nhân viên không bám sát mục tiêu đặt ra.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số các hoạt động gắn kết đội nhóm dưới đây, lựa chọn những hành động phù hợp để áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình.


