5 phút hiểu về PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN

admin

Phân phối độc quyền

Phân phối độc quyền là một phương pháp nằm trong chiến lược phân phối, phương pháp này có lợi cho hai bên bao gồm nhà sản xuất và nhà phân phối. Đối với nhà sản xuất, thì họ chỉ ủy quyền cho một bên phân phối trong một khu vực nhất định. Còn đối với nhà phân phối thì đây chỉ là “đặc quyền”, là đơn vị được ủy quyền duy nhất trong khu vực đã xác định đó.

Ví dụ về phân phối độc quyền của hãng xe hơi BMW ủy quyền cho Trường Hải phân phối tất cả sản phẩm do BMW sản xuất tại thị trường Việt Nam.

Tổng quan về phân phối độc quyền

Giải đáp phân phối độc quyền là gì

Chức năng chung của mọi nhà phân phối là thu hút các nhà bán buôn và bán lẻ với mục tiêu bán sản phẩm là người tiêu dùng và người tiêu thụ. Số lượng nhà phân phối độc quyền phụ thuộc vào mục tiêu của chiến lược kinh doanh.

Theo nghị định số 09 của chính phủ năm 2018, nhà phân phối độc quyền dung để chỉ trong trường hợp như sau: trong một khu vực địa lý (có thể là trong xã, huyện, tỉnh thành, vùng miền hay quốc gia,…), nhà sản xuất chỉ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho một nhà phân phối duy nhất. Lúc này, nhà phân phối sẽ được gọi là nhà phân phối độc quyền.

Đây là hoạt động kinh tế được chính phủ cho phép và có những quy định pháp luật cụ thể như: Luật dân sự năm 2015, Luật thương mại năm 2005. Đồng thời, đây chính là cơ sở nhằm bảo đảm được những nghĩa vụ và quyền lợi của đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu và nhà phân phối độc quyền.

Nhà sản xuất cũng không được pháp bán lẻ sản phẩm trong khu vực địa lý, phạm vi ủy quyền cho nhà phân phối độc quyền. Ngược lại, nhà phân phối độc quyền không được phép phân phối hoặc bán sản phẩm của những đối thủ của nhà sản xuất.

Trong hình thức phân phối này, nhà phân phối độc quyền đồng thời cũng chấp nhận những chính sách về doanh thu, số lượng phân phối tối thiểu theo thời gian mà nhà sản xuất yêu cầu, nhungwz chính sách này thường được thể hiện rõ trong hợp đồng phân phối.

Chỉ những thương hiệu mạnh và có tài sản thương hiệu đủ lớn mới có thể ứng dụng phương pháp phân phối độc quyền, phương pháp này không phù hợp với những thương hiệu ngắn hạn hoặc thương hiệu không chú trọng việc truyền thông, quảng bá xây dựng nhận thức và tài sản thương hiệu.

Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phân phối độc quyền

Những ngành thường sử dụng phương pháp phân phối độc quyền

  • Các công ty điện tử công nghệ cao
  • Công ty sản xuất thời trang
  • Các công ty sản xuất ô tô
  • Các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp

Một số thương hiệu đang sử dụng phương pháp phân phối độc quyền

  • Apple
  • Samsung
  • BMW
  • Gucci
  • Rolex
  • Hyundai
  • Mazda
  • Mercedes
  • Canon
  • HP

Lợi ích của nhà sản xuất khi phân phối độc quyền

  • Tạo sự tập trung tối ưu vào nghiên cứu và sản xuất
  • Tối giản bộ máy của doanh nghiệp
  • Doanh thu được đảm bảo
  • Giữ được sự trung thành của các nhà phân phối
  • Phát triển thương hiệu hiệu quả

Lợi ích của nhà phân phối độc quyền

  • Tệp khách hàng

Với nhà phân phối độc quyền, họ sẽ gián tiếp nhận được tệp khách hàng trung thành từ phía doanh nghiệp sản xuất. Với những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm của công ty sản xuất sẽ nghiêm nhiên trở thành khách hàng của nhà phân phối. Điều này sẽ gói phần giảm thiểu chi phí cho các hoạt động xây dựng tệp khách hàng của nhà phân phối.

  • Tăng mức độ khan hiếm

Vì chỉ có một nhà phân phối trong một khu vực địa lý nhất định nên sẽ tăng mức độ khan hiếm của hàng hóa. Đồng thời, độ nhận diện thương hiệu cho nhà phân phối cũng sẽ cao hơn.

  • Khả năng cạnh tranh

Việc có một đơn vị duy nhất phân phối độc quyền một sản dòng sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp cho người bán không cần lo lắng về đối thủ cạnh tranh, đơn thương độc mã atreen thị trường. Từ đó, giảm áp lực kinh doanh, không cần tham gia cuộc chạy đua về giá khi chưa thực hiện phân phối độc quyền.

Hạn chế của phân phối độc quyền

Bất kì hiện tượng, sự vật nào cũng đều có tính hai mặt của nó và phân phối độc quyền cũng vậy. Nếu phân phối độc quyền không hiệu quả sẽ mang lại hệ lụy cho cả doanh nghiệp sản xuất lẫn các cơ sở kinh doanh hàng hóa

  • Khả năng mua hàng

Nếu như doanh nghiệp sản xuấ có nhiều đại lý, cửa hàng phân phối thì hàng hóa sẽ len lỏi tới từng ngóc ngách trên thị trường, tới gần hơn với khách hàng. Còn với kinh doanh độc quyền. nếu người bán hàng không có chiến lược kinh doanh và truyền thông tốt sẽ khiến cho hàng hóa bị trì trệ, ảnh hưởng tới đầu ra cũng như chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Bị phụ thuộc, không có nhiều sự lựa chọn

Khi sử dụng nhiều nhà cung cấp cùng lúc thì khi xảy ra các vấn đề về chất lượng hàng hóa hay thiếu hụt thì người bán có thể dễ dàng chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác phù hợp hơn. Nhưng khi sử dụng nhà cung cấp độc quyền thì bị phụ thuộc vào nhà cung cấp đó, không  có sự lựa chọn khác.

  • Các rủi ro khác

Trong quá trình hợp khác, nhà phân phối cũng như bên cung cấp hàng hóa mà gặp phải rủi ro với đối tác thì tỉ lệ thiệt hại rất cao. Trong khi đó, nếu sử dụng nhiều đơn vị hàng hóa cùng lúc thì rủi ro sẽ chia cho nhiều bên tránh tổn thất lớn nếu có sự kiện hi hữu xảy ra

Hiện nay, Kim Quy đang có chính sách phân phối độc quyền sản phẩm sữa tươi tiệt trùng của Arborea tại khu vực phía Bắc và các tỉnh miền Trung kéo dài đến Thừa Thiên Huế. Khi chính sách này được thực hiện không chỉ nhà sản xuất hay nhà phân phối là Kim Quy có những ưu đãi mà chính những đối tác, đại lý hay khách hàng của Kim Quy cũng sẽ được rất nhiều ưu đãi.